Rối loạn tiêu hóa ở người lớn không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống, hiệu quả học tập và lao động mà còn có thể biến chứng gây ra nhiều bệnh đường tiêu hóa mạn tính, nguy hiểm.
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn
- Buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn là triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân là do bộ phần tiêu hóa hoạt động không tốt, thức ăn sau khi nạp vào cơ thể không được hấp thu, ngược lại xuất hiện phản ứng với các loại men đường ruột gây nên cảm giác bồn nôn và nôn.

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt
- Đau bụng
Người bệnh bị đau bụng thường xuyên, tính chất đau âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào cơ địa và mức độ gặp phải của bệnh. Cơn đau thường xuất hiện ở vị trí phía bên trái vùng bụng hoặc ở quanh vùng bụng.
- Đầy bụng, ợ hơi
Đầy bụng, ợ hơi là một trong những triệu chứng thường gặp khi bị rối loạn tiêu hóa. Bụng người bệnh luôn ở trạng thái đầy hơi, kèm theo ợ hơi, ợ chua, cảm giác ậm ạch, khó chịu ngay cả khi ăn no hoặc đang đói.
- Bị táo bón, tiêu chảy
Rối loạn tiêu hóa làm thay đổi thói quen đại tiện. Người bệnh có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy nhưng phổ biến nhất là tiêu chảy. Triệu chứng này có thể làm người bệnh đi vệ sinh không kiểm soát hoặc tiêu chảy gây mất nước và điện giải khiến người bệnh mệt mỏi. Nếu không bù nước kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Khi có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa cần thăm khám sớm và điều trị kịp thời, đúng cách.
Rối loạn tiêu hóa ở người lớn có nguy hiểm không?
Rối loạn tiêu hóa ở người lớn nếu không khám và xử trí kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Thủng ruột, trĩ, suy dinh dưỡng, suy thận, giảm tỷ lệ lợi khuẩn, ảnh hưởng đến cuộc sống, mất nước và điện giải dẫn đến tử vong… Do đó, khi có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa cần thăm khám sớm và điều trị kịp thời, đúng cách.
Điều trị rối loạn tiêu hóa ở người lớn
-Thăm khám sớm để được điều trị kịp thời, đúng cách.
-Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ.
-Bù nước và điện giải đúng cách (nếu bị tiêu chảy)
-Thay đổi cách thức ăn uống: Hạn chế các thức ăn dễ gây đầy bụng, khó tiêu như hành tây, tỏi, đậu, cần tây, bắp cải, mận, chuối, nho khô, rau húng quế…; tránh dùng quá nhiều cà phê hay sữa, hạn chế thức ăn, nước uống chứa quá nhiều sorbitol, kẹo cao su hoặc quá nhiều đường fructose; nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước lọc, nhất là với bệnh nhân dễ bị táo bón…
-Vận động thường xuyên, mỗi ngày nên dành 45-60 phút để tập thể dục.
-Tránh thức khuya.
-Tránh căng thẳng – stress.

Chuyên khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang khám và điều trị nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa khác nhau.