Vậy để phòng bệnh rối loạn tiêu hóa, chúng ta phải làm gì?
Trước tiên, để giúp hệ tiêu hóa có thể ổn định và cân bằng, bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học. Đặc biệt ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi và những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không nên các loại thức ăn nghi ngờ nhiễm khuẩn, để trong tủ lạnh quá lâu hay những thức ăn đường phố không rõ xuất xứ. Nên tránh một số loại thực phẩm cụ thể như: hành, tỏi, bắp cải, rau húng, cần tây, nho khô, mận… bởi những loại thực phẩm này sinh hơi gây đầy bụng, sẽ làm cho các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thêm “trầm trọng”. Sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa thì nên tránh xa chúng bởi đường lactose trong sữa là thành phần khó tiêu với bộ máy tiêu hóa không được khỏe mạnh. Tránh xa những món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày: tránh không nên ăn quá no. Chia thành nhiều bữa ăn phụ sẽ giúp bạn giảm tải cho hệ tiêu hóa. Và hãy nhớ đừng ăn nhiều thịt vào buổi tối đặc biệt là sau 20 giờ. Khi ăn nên nhai kĩ, nhai kĩ sẽ giúp cho dạ dày đỡ phải làm việc nhiều trong việc tiêu hóa thức ăn
Tập luyện thể dục thể thao: Vận động không chỉ tốt cho hệ tim mạch, mà nó còn giúp cân bằng hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột; để hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh hơn.
Giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh, luôn giữ tay sạch sẽ bằng cách rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…
Trên đây là cách phòng rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Nếu bạn mắc phải các chứng về rối loạn tiêu hóa, chúng khiến bạn mệt mỏi, xanh xao, kém ăn và sức khỏe bị giảm sút đáng kể thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Không nên tự ý mua thuốc về nhà uống mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
XEM THÊM:
>> Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa
>> Các loại rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em
>> Khám rối loạn tiêu hóa ở Bệnh viện Thu Cúc