Cách chẩn đoán phát hiện bệnh hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh
Trẻ cần được khám lâm sàng và cận lâm sàng để biết chắc chắn có bị hẹp môn vị không hay đang gặp phải các vấn đề khác về tiêu hóa.
Các phương pháp cận lâm sàng giúp chẩn đoán phát hiện hẹp môn vị ở trẻ gồm:

Trẻ sơ sinh bị hẹp môn vị ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển thể chất.
- Xét nghiệm máu.
- Nội soi đường tiêu hóa.
- Siêu âm
- Chụp tiêu hóa bằng Barium.
Căn cứ trên kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất trẻ có bị hẹp môn vị không, đồng thời đánh giá đúng tình trạng hẹp và đưa ra phương án điều trị an toàn, hiệu quả nhất cho người bệnh.
Các bước Phẫu thuật hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh
Phẫu thuật hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh thường được tiến hành qua các bước sau đây:
-Truyền dịch qua đường tĩnh mạch trong 24h đầu để giải quyết tình trạng mất nước và bổ sung điện giải cho cơ thể, tránh tình trạng suy kiệt vì mất nước.
-Phẫu thuật mở cơ môn vị để giải quyết triệt để tình trạng hẹp môn vị. Phẫu thuật hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh thường được thực hiện bằng cách rạch 1 phần môn vị để cải thiện tình trạng tắc nghẽn của dạ dày. Bên cạnh phương pháp mổ hở, một số trường hợp có thể phẫu thuật nội soi.

Phẫu thuật hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh có thể mổ hở hoặc mổ nội soi.
Phẫu thuật hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh là dạng phẫu thuật không quá khó và phức tạp. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, an toàn và hạn chế tối đa những biến chứng không mong muốn, trẻ cần được phẫu thuật ở những cơ sở y tế uy tín, chất lượng.
Hầu hết các trường hợp phẫu thuật hẹp môn vị hồi phục nhanh trong khoảng 3-4 giờ sau phẫu thuật. Một số trẻ có thể bị nôn sau 1 ngày phẫu thuật nhưng nếu không có những biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thì không đáng lo ngại. Trẻ có thể ăn uống bình thường và xuất viện sau 1 – 2 ngày.