Mục lục
Hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh là gì?
Môn vị là một van cơ bắp chứa thực phẩm ở trong dạ dày sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo của quá trình tiêu hóa. Hẹp môn vị (tắc nghẽn môn vị) là tình trạng các van cơ này dày lên khiến thức ăn ở dạ dày không thể đi vào ruột non.

Hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ
Hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường xảy ra ở trẻ 3 – 5 tháng tuổi gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bé. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng nắm bắt được tình trạng của trẻ.
Nguyên nhân gây hẹp môn vị ở trẻ nhỏ
Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác khiến trẻ nhỏ bị hẹp môn vị. Tuy nhiên, theo kết quả một số khảo sát thì gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bệnh. Cụ thể, cứ 10 trẻ bị bệnh thì có 4 trẻ bị di truyền từ bố hoặc mẹ.
Ngoài ra, hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh cũng có thể do trẻ phải dùng thuốc kháng sinh quá nhiều. Một số loại thuốc trẻ thường phải uống đó là thuốc ho, thuốc trị táo bón,…
Triệu chứng hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh
Triệu chứng hẹp môn vị ban đầu dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác ở đường tiêu hóa nhưng chỉ cần theo dõi con kỹ các mẹ có thể nhận ra. Nếu bé có ¾ triệu chứng dưới đây thì khả năng con bạn bị hẹp môn vị chiếm 80%.

Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị hẹp môn vị
– Nôn mửa: Nếu bị hẹp môn vị, trẻ sẽ bị nôn ói, ọc sữa sau khi ăn, bú khoảng 30 phút. Ngoài ra, bé hay cảm thấy đói, đòi ăn nhưng ăn vào không tiêu hóa được. Nếu không chữa trị kịp, bệnh ở trẻ sẽ bị nặng hơn, có thể sẽ bị nôn ra máu.
– Mất nước: Vì bị ói liên tục dẫn đến tình trạng mất nước trầm trọng, biểu hiện rõ nhất là trẻ lừ đừ, khóc khan, mắt trũng, tiểu rắt,…
– Nhu động ruột hoạt động thất thường: trẻ bị táo bón, đau quặn bụng, ăn không tiêu
– Sụt cân: Trẻ bị hẹp môn vị sẽ không có sự phát triển tốt, không tăng cân hoặc cân nặng giảm dần dẫn đến mệt mỏi, suy nhược.
Điều trị chứng hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh
Hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng song nó cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ. Vì thế, nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu của bệnh, cha mẹ cần ngay lập tức đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Ngay sau khi thấy có các triệu chứng ở trẻ, cha mẹ cần đưa bé đi bệnh viện thăm khám và điều trị
Thông thường, để điều trị hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh, các bác sĩ sẽ tiến hành cân bằng điện giải, truyền dịch qua tĩnh mạch trong khoảng 24h. Nếu trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để làm giãn môn vị ra. Điều trị hẹp môn vị ở trẻ nhỏ rất đơn giản, vì thế cha mẹ không cần quá lo lắng.
Hiện nay, để điều trị hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh, hệ thống y tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại sẽ cho kết quả cao. Liên hệ với tổng đài 0904 97 0909 để được tư vấn cụ thể.
Hệ thống y tế Thu Cúc:
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc: 286 Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội
Phòng khám ĐKQT Thu Cúc: 216 Trần Duy Hưng – Cầu Giấy – Hà Nội